-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

2011-08-22

Thành Hoàng

THÀNH HOÀNG

  http://viet-namart.com/uploadedImages/imgProducts/large_Th%C3%A0nh-ho%C3%A0ng---Tutelary-genie-.jpg

http://vatgia.com/ir/pictures_fullsize/2/aGt5MTI4OTgxNjA3MS5qcGc-/tuong-thanh-hoang-hoang-muoi.jpg

Hai chữ THÀNH HOÀNG , nghĩa đen là cái hào bao quanh để hộ vệ một cái thành. “Thành” là chỉ cho thành quách, “Hoàng” là cái hào không có nước để hộ vệ cho thành. Có nước thì gọi là “trì” (ao), không có nước thì gọi là “Hoàng”. Như vậy, xuất xứ hai chữ Thành Hoàng là có ý nói đến sông rạch bao quanh thành quách.

Do “thành hoàng” có ý nghĩa trọng đại đối với sự anh toàn của một thành (tức là một địa phương), nên Thành Hoàng dần dần được thần cách hóa , trở thành “Thần bảo vệ thành trì” hay là “Thần hộ vệ thành”. Nhiệm vụ của Thành Hoàng là bảo hộ thành trì và cư dân khi bị thiên tai hay loạn lạc, là Thủ Hộ Thần của thành thị. Về sau , trải qua nhiều thời đại, Thành Hoàng được gán thêm những nhiệm vụ khác như:- cầu mưa, cầu tạnh ráo, ban phước, giải trừ tai nạn v.v…Vô hình trung trở thành ông quan vô hình cai quản địa phương, có thể thưởng thiện phạt ác, là ông quan do Minh Phủ phái đến dương gian để cai quản dân tình.

*Trong con mắt cùa dân chúng, Thành Hoàng Gia là vị Pháp Quan của cõi âm, có thể bổ sung cho những thiếu sót của Pháp Quan dương thế. Do đó mà được bá tánh sùng kính thờ phụng.

Điều sùng bái trước tiên là tất cả những gì liên quan đến sinh hoạt của dân chúng địa phương đều có thần chứng giám, tỏ biết hết. Thành Hoàng cũng có khả năng bảo hộ tính mệnh và tài sản của dân làng. Như thế chẳng phải là có công lớn với nhân dân, đáng được mọi người tôn thờ cúng kính sao ?

*Từ đó, ta có thể nhận ra rằng, Thành Hoàng Gia là đối tượng sùng bái của cư dân thành thị, Thổ Địa Công, Thần Nông là đối tượng sùng bái của nông dân. Điều nầy cho phép ta rút ra kết luận là Thành Hoàng thành hình do dân thành thị mà có. Nếu xét về mặt niên kỷ, thì Thành Hoàng có tuổi kém hơn Thổ Địa Công và Thần Nông rất xa. Nhưng phạm vi quản lý của Thổ Địa Công lại nhỏ hơn của Thành Hoàng , vậy thì ta có thể nói rằng quyền hạn và chức trách của Thành Hoàng lớn hơn của Thổ Địa.

*Lịch sử cho thấy, thuật ngữ Thành Hoàng Gia chính thức có từ thời Bắc Tề. Đó là giai đoạn đang chiến loạn dữ dội, “thành trì” rất khó bảo vệ, thành thử quyền lực, uy vọng và thần thông của Thần Bảo Hộ trở nên hết sức trọng yếu. Địa vị của Thành Hoàng lần lần trở nên được đề cao thêm. Đến thời kỳ vua Mẫn Đế đời Đường, thì cả nước đâu đâu cũng xây dựng Miếu Thành Hoàng , lại được nhà vua sắc phong tử tế.

*Đến thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chấp chánh, thì cứ theo cách tổ chức hành chánh của đất nước mà sắc phong. Ví dụ:- coi sóc cả nước thì phong làm “Thiên Hạ Đô Thành Hoàng”, có chức “Vương”, coi sóc một tỉnh thì phong làm “Đô Thành Hoàng”, cũng ở chức “Vương” (Thành Hoàng của kinh sư là Minh Linh Vương), coi sóc một Phủ thì phong làm “Phủ Thành Hoàng”, có chức “Công”, coi sóc một châu thì phong làm “Châu Thành Hoàng”, có chức “Hầu”, xưng là “Linh Ứng Hầu” hoặc “Tuy Tĩnh Công”, coi sóc một huyện thì phong làm “Huyện Thành Hoàng”, có chức “Bá”, xưng là “Hiển Hữu Bá”.

*Từ đó, sự sùng bái Thành Hoàng trong dân gian được phổ biến rộng khắp nước. Bất cứ Huyện thành nào trong nước, cũng xây một Miếu Thành Hoàng, tọa Nam triều về Bắc. Trong miếu có vị Thành Hoàng đoan tọa, chưởng quản mọi việc lớn nhỏ trong toàn huyện. Đến đời nhà Thanh thì phát triển xây miếu Thành Hoàng tại các thành phố lớn.

*Thành Hoàng Gia đã là một vị quan địa phương thuộc U Minh Giới, dĩ nhiên phải có nhiều cơ quan và thuộc hạ giúp việc, kể cả tư pháp và cảnh sát nữa. Theo truyền thống, các bộ ty của Thành Hoàng gồm có:-

-Diên Thọ Ty (coi về tuổi thọ)

-Tốc Báo Ty (báo cáo nhanh)

-Củ Sát Ty (quan sát theo dõi)

-Tưởng Thiện Ty (ban thưởng người, việc lành)

-Phạt Ác Ty (trừng phạt kẻ, việc ác)

-Tăng Lộc Ty (ban cho phước lộc)

Thông thường xưng là “Lục Quan” hoặc “Lục Thần Gia”. Chức năng và danh xưng của các Ty nầy tương đồng với thế gian.

Ngoài các Ty, còn có hai “Phán Quan Văn” và “Phán Quan Võ”, cùng với “Ông Ngưu”, “Ông Mã”, “Ông Gông Cùm”, “Ông Xiềng Xích” là bốn vị “Gia Gia”. Bên cạnh còn có hai vị Tướng Quân có vai trò quan trọng tên là “Phạm Vô Cứu” (có tội miễn xét xử) và “Tạ Tất An” (cúng tạ được bình an) mà dân gian tôn xưng là Tạ thất gia và Phạm bát gia, hai vị nầy làm trợ lý cho Thành Hoàng trong việc trừng gian trừ ác.

Thành Hoàng là một chức vị thuộc về “ Cấp Thần”. Những vị Thành Hoàng nầy có khả năng khác nhau, không ai giống ai cả. Vì sao thế ? Bởi vì truyền thuyết của dân gian nói rằng, ở vùng A có nhân vật B, khi sống là người chính trực cao thượng, lúc chết được phong làm Thành Hoàng thì đã đành. Cũng có những vị tham quan ô lại nhưng có công phục vụ, làm lợi cho vua chúa lúc bấy giờ, khi chết cũng được nhà vua phong cho làm Thành Hoàng . Về hạng Thành Hoàng thứ hai nầy, đaso61 đều bị các văn nhân khinh bỉ.coi thường , thậm chí còn viết câu đối để mắng chữi là khác. Ví dụ ở một ngôi miếu Thành Hoàng kia, có tương truyền những câu đối sau:-

  「Biệt khán ngã miếu tiểu thần tiểu , bất lai thiêu hương , tiều tiều

   Na nhậm tha quan đại thế đại , nhược yếu tác ác , thí thí .

(Đừng thấy miếu nhỏ thần nhỏ, chẳng đến đốt hương, rình rình…

Ngày kia thành quan lớn thế lớn, kẻ nào làm ác, thử thử …)

*Chú giải:- hai câu nầy dùng lối “đồng âm dị nghĩa” để chơi chữ. Đọc sơ qua thì không thấy gì, nhưng những chữ “tiểu” “đại”, “tiều tiều”, “thí thí” nầy lại đồng âm với những chữ có nghĩa thô tục:- đi tiểu, đi đại, đánh rắm v.v..—ND)

*Hai câu khác :-

Nhậm bằng nễ vô pháp vô thiên , đáo thử nghiệt kính cao huyền , hoàn hữu đảm phủ

 Đản tri ngã năng khoan năng thứ , thả bả đồ đao phóng hạ , hồi chuyển đầu lai .

(Nếu quả ông là người không trời không phép nước, hãy đến trước đài cao Nghiệt Cảnh, ông dám hay không?  

-Nhưng biết rằng (chúng) tôi hay khoan hồng hay tha thứ, mau buông đao đồ tể, quay đầu lại ngay đi ! )

*Triều nhà Thanh, mỗi khi một vị quan lại đến nhậm chức tại địa phương nào, việc trước tiên là đến Miếu Thành Hoàng để khấu bái Ngài phù hộ.

Một số địa phương có lệ là nếu có một người nào bị nghi ngờ phạm tội, mà người đó không chịu nhận, thì phải đến Miếu Thành Hoàng lập thệ lớn là được tin tưởng vô tội.

Vài nơi khác thì khi ông quan cai trị vùng đó, gặp một vụ án mà không thể tìm ra thủ phạm, ông ta đích thân đến lễ bái Thành Hoàng để cầu xin Ngài báo mộng cho biết thử phạm.

Xem thế, đủ thấy sức mạnh niềm tin của quần chúng đối với Thành Hoàng là hết sức mạnh mẽ và to lớn đến chừng nào !

*Thành Hoàng Gia là vị quan cõi âm của địa phương, theo truyền thuyết thì vào các ngày Thanh Minh, Trung Nguyên (15/7), Hạ Nguyên (15/10), Thành Hoàng Gia sẽ đi “tuần tra”, nên dân gian tổ chức các buổi lễ “Nghênh Thần” hay “Xuất Hội” để cúng bái Thành Hoàng , sẽ được Ngài ban phước lộc và bảo hộ bình an.

________________________________________

Thất Gia Bát Gia

Các Miếu thờ Thành Hoàng đều không thể thiếu hai vị Thất Gia và Bát Gia. Bởi vì, mỗi khi Thành Hoàng xuất hội, thì hai vị nầy phải đi trước để sắp đặt công việc. Thất Gia, Bát Gia còn gọi là Trường Gia, Đoản Gia (Cao Gia, Nụy Gia), cũng gọi là hai quỷ Hắc Bạch Vô Thường . Tập quán dân gian thì tôn xưng là “Tạ Tướng Quân và Phạm Tướng Quân”, có nhiệm vụ bắt giải các phạm nhân đưa đến trước mặt Thành Hoàng để Ngài phán xét.

*Thất Gia họ Tạ tên Tất An, có thân cao, gò má đen, cho nên dân gian gọi là Hắc Vô Thường. Bát Gia họ Phạm tên Vô Cứu, vì thân hình lùn thấp, gò má trắng nên dân gian gọi là Bạch Vô Thường.

Cũng theo truyền thuyết nói rằng, hai vị nầy là người ở Huyện Mân tỉnh Phước Kiến, kết bạn thân từ lúc nhỏ, tình như thủ túc. Một hôm, hai người có việc đi đến cầu Nam Đài để sang sông, thì bổng nhiên có mưa lớn đổ xuống. Thất Gia bảo Bát Gia đứng ở dưới chân cầu đợi ông chạy về nhà lấy dù. Bát Gia giữ lời hứa, dù mưa to nước lũ dâng lên nhưng không bỏ đi, thân hình lùn thấp nên bị nước cuốn trôi mất. Thất Gia mang dù đến , không thấy Thất Gia biết là ngộ nạn, nên giữ lời thề nguyện “đồng sanh đồng tử” khi kết bạn ngày xưa, nhảy xuống sông chết theo. Diêm Vương thương sự trung tín và thủy chung của hai người, phong cho hai người làm bộ hạ Thành Hoàng .

*Một thuyết khác thì nói, hai vị tướng quân Phạm , Tạ là người ờ triều đại nhà Đường. Khi có loạn An Lộc Sơn , vua Đường Minh Hoàng chạy trốn đến Tây Thục. Tướng Trương Tuần và Hứa Viễn tử thủ giữ thành Tuy Dương, sai họ Phạm và Tạ xuất thành đi cầu viện. Tạ Tất An bị bắt và bêu đầu trên thành địch, còn Phạm Vô Cứu bị chết trôi. Thành Tuy Dương bị thất thủ, Trương Tuần và Hứa Viễn được phong làm Thành Hoàng Gia, còn Phạm, Tạ thì phong làm Hộ Vệ cho Thành Hoàng .

*Có người lại giải thích, “tạ tất an” là bị bệnh cúng tạ Thành Hoàng thì được lành, còn “phạm vô cứu” là đã gây tội thì không người nào cứu được !

Âm Dương Ty Công

Âm Dương Ty Công , là bộ hạ của THÀNH HOÀNG gia, thân thể tự chia ra hai phần đen và trắng, hình dạng khiến trông thấy phải khiếp sợ, mà tạo ra tác dụng trừ điều ác giúp điều lành. Âm Dương Ty Công coi sóc về thưởng công hay trị tội của dân gian, cùng quản lý các hồn ma quỷ trong địa phương mình. Trong tín ngưỡng dân gian, Ngài rất gần gũi với con người, nhất cử nhất động của bất cứ ai cũng đều biết. Từ niềm tin đó, con người mới sợ không dám làm điều xấu sợ Ngài trừng phạt, mà cố gắng làm việc lành tốt để được Ngài ban thưởng.

*Tướng lạ của Ngài là gò má bên trắng bên đen, thần khí mạnh mẽ khiến người nhìn thấy không lạnh mà run, lòng sanh e dè sợ sệt. Sự hiện diện của Ngài góp phần duy trì đạo đức tốt đẹp và hạn chế bớt những hành động sái quấy của dân gian.

Đa số thì Âm Dương Ty Công được thờ chung trong Miếu Thành Hoàng . Một số nơi có xây miếu riêng để thờ.

Văn Phán Quan Vũ Phán Quan

Văn Phán Quan phụ trách đúc kết hành động , việc làm thiện ác của nhân dân và tuổi thọ của mỗi người, sau đó, ghi chép thành sổ sách, gọi là “Phán Quyết Thư”.Vũ Phán Quan thì căn cứ vào phán quyết của Văn Phán Quan để thực hiện việc trị tội kẻ ác.

Tướng dạng của Văn Phán Quan thì nho nhã, tay cầm bút và sổ sách định đoạt mệnh vận của hồn ma quỷ. Vũ Phán Quan tay cầm “lang nha bổng” (gậy răng sói) , mặt mày dữ dằn thể hiện năng lực phạt ác trong dân gian.

*Nhược Thủy dịch

(từ http://www.fushantang.com)

*Có thể tham khảo về Nghi Thức cúng Đình (tức cúng Thành Hoàng ) ở các đình Miền Nam, mẫu lá sớ cúng Đình, nghi thức Đại Bội v.v… ở địa chỉ sau:-

*Link Nghi thức cúng thần Đình:-

http://www.hoangthantai.com/forum/index.php?topic=588.0

*Link Nghi thức xây chầu hát bội cúng Đình:-

http://www.hoangthantai.com/forum/index.php?topic=589.0

2011-08-21

Triệu Công Minh

http://enbac10.vcmedia.vn/thumb_w/180/up_new/2010/03/08/item/128/128238/20100308164449_dsc02192.jpg

Còn gọi là “Trung Lộ Tài Thần”, ngày vía là rằm tháng ba âm lịch (ngày sinh)

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” thuật lại, thì Khương Tử Nha không có phong cho Triệu Công Minh là Tài Thần mà phong làm Kim Long Như Ý Chính Nhất Long Hổ Huyền Đàn Chân Quân , là Nguyên Soái , thống lãnh bốn vị tiênChiêu Bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng 」、「Nạp Trân Thiên Tôn Tấn Bảo 」、「Chiêu Tài Sứ Giả Đặng Cửu Công 」、「Lợi Thị Tiên Quan Diêu Thiểu Tư

Những vị nầy có chức năng ban phước lộc và điều lành tốt cho những người trong giới buôn bán, vì có những tên “đẹp” như:- Chiêu Bảo, Nạp Trân, Chiêu Tài, Lợi Thị, là những thuật ngữ rất tốt đẹp cho công việc mua bán kinh doanh. Mà những vị nầy lại là thuộc hạ của Triệu Công Minh, tất nhiên ông phải được tôn xưng là đúng thôi !

Đến đời nhà Minh, ông Hứa Trọng Lâm có viết quyển sách , trong đó chính thức nêu lên Triệu Công Minh là Tài Thần của dân Trung Quốc. Điều nầy được mọi người chấp nhận, vì những tên của bốn vị thuộc hạ của ông rất phù hợp với lòng mong mỏi của mọi người :- “chiêu bảo (gọi vật quí), nạp trân (thu vật báu), chiêu tài (gọi tiền về), lợi thị (buôn bán có lời). Từ đó, dân gian tôn bốn vị tiên nầy cộng với thủ lãnh Triệu Công Minh thành năm người, gọi là “Ngũ Lộ tài Thần”.

Thêm nữa, dân gian cho rằng Triệu Công Minh bị bắn trúng con mắt và thủng tim mà chết, nên gọi là “Tài Thần Gia Vô Nhãn Vô Tâm” (Ông thần tài không có tim không có mắt, tức là người mù), vì thế mới có chuyện thực tế là , có người tốt mà không giàu, người giàu chưa hẳn đều tốt v.v..Lý luận nầy xem ra cũng có chút ít cơ sở vậy !

*Trong sách “Sưu Thần Ký”, Triệu Công Minh thuộc về Ôn Thần (thần gây bệnh ôn dịch), là một trong ba vị thiên thần xuống trần gian để coi sóc về tính mạng con người, nên tôn xưng là “Triệu Huyền Đàn”, “Triệu Nguyên Soái” hay”Triệu Tướng Quân”, chưởng quản “khí” ngũ phương của các vị thần.

Danh hiệu của Ngài có rất nhiều, như là :- :「Cao Thượng Thần Tí Ngọc Phủ Đại Đô Đốc Ngũ Phương Tuần Sát Sứ Cửu Châu Xã Lệnh Đô Hạ Đề Điểm Trực Điện Đại Tương Quân Chủ Linh Lôi Đình Phó Nguyên Soái Bắc Cực Thị Ngự Sử Tam Giới Đại Đô Đốc ứng Nguyên Chiêu Liệt Hầu Học Sĩ Định Mệnh Thiết Trướng Sứ Nhị Thập Bát Tú Tổng Quản Thượng Thanh Chính Nhất Chi Đàn Phi Hổ Kim Luân Chấp Pháp Triệu Nguyên Soái .

*Ngoài ra, Triệu Công Minh còn được gọi là “Hàn Đan Gia” là một “Thần Lưu Manh” vì lúc còn trẻ, ông đã gây tạo không biết bao nhiêu là tội lỗi, làm những việc sái quấy không chừa gì cả. Về sau, ông hối cải ăn năn , muốn chuộc lại tội lỗi đã gây ra lâu nay. Ông cởi hết quần áo, tình nguyện vào đêm Nguyên Tiêu, để cho nhân dân đốt pháo trên thân ông tan nát, với tâm nguyện cầu mong cho làng xóm tránh khỏi những tai họa trong tương lai. Ông chịu chết như thế nên dân chúng cảm phục, tôn thờ ông làm thần.

Chân Vũ Đại Đế


Click vào hình để xem rõ





Địa Thượng Thiên Tiên

Địa thượng Thiên tiên là tên gọi chung cho các vị thần tiên Trung Hoa được cho là thuộc về dòng Địa tiên, nghĩa là tu hành thành tiên và ngụ trên mặt đất chứ không phải lên trên trời.

Một số vị Địa tiên:

  • Khương Tử Nha (cũng là Đông Hoa đế quân, thời cổ cho là Mộc Công)
  • Bồng Lai tam tiên, hay Phúc Lộc Thọ tam tinh: Phúc thần thiên quan đại đế, Tài thần Triệu Công Minh, Thọ tinh Nam cực tiên ông, Nữ thọ tinh là Ma Cô
  • Chân Vũ đại đế, Cửu thiên Hàng ma Nguyên soái, Huyền Vũ nguyên soái
  • Quy xà nhị tướng (Thái huyền Thủy tinh Hắc linh tôn thần, Thái huyền Hỏa tinh Xích linh tôn thần)
  • Tiểu Trương thái tử, Ngũ đại thần long


Khương Tử Nha xem thêm tại link

http://tamlinhhoc.blogspot.com/2011/08/khuong-tu-nha.html

Phúc Lộc Thọ tam tinh xem thêm tại link
http://tamlinhhoc.blogspot.com/2011/08/phuc-loc-tho.html

Chân Vũ đại đế xem thêm tại link

http://tamlinhhoc.blogspot.com/2011/08/chan-vu-ai-e.html




2011-08-20

Ông Công Ông Táo



http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1294937314_29_tet03B.jpg

http://www.gdtd.vn/dataimages/201002/original/images313782_taocoica.jpg

Sự tích ngày ông Công ông Táo

Không biết tục cúng Ông Táo đã có từ bao giờ nhưng theo các vị cao niên kể lại thì đây là phong tục đã có từ rất lâu và có rất nhiều điển tích về ngày lễ ông Công, ông Táo được lưu truyền trong dân gian. Nhân ngày 23 tháng Chạp, ANTĐ giới thiệu với bạn đọc một số điển tích được các bậc cao niên thường kể lại cho con cháu.

Tích 1

Truyền thuyết xưa kể lại có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho.

Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm "vua bếp". Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:

Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà

Tích 2

Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Su tich ngay ong Cong ong Tao
Bức tranh dân gian về sự tích ông Công, ông Táo

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Tích 3

Hai vợ chồng nghèo, chồng đi buôn, vợ làm ruộng nên chồng thường xa nhà thỉnh thoảng mới về, đôi khi đi suốt năm mới về. Rồi một chuyến đi biền biệt không tin tức, không tiền bạc gởi về. Người vợ chờ cả 10 năm vẫn biệt tích. Sau đó người vợ lấy một người chồng khác làm nghề săn bắn; người này nuôi một đầy tớ tên là Lốc.

Su tich ngay ong Cong ong Tao
"Phương tiện" đi lại của Ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp

Một hôm chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm mọi thứ để làm một bữa.

Trong khi người vợ đi vắng, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy thế, rất đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.

Người chồng mới thương tiếc vợ, cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.

Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.

........

Phong tục thờ cúng Táo Công cũng từ đấy mà có. Thường thì bắt đầu từ chiều 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ để ông Táo lên chầu trời (Tiễn Táo) để tấu trình mọi việc của gia chủ với Ngọc hoàng thượng đế, đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.

Su tich ngay ong Cong ong Tao
Bộ lễ vật cúng ông Táo được bày bán khắp nơi

Lễ vật cúng Ông Táo được chuẩn bị vô cùng chu đáo và trang trọng thể hiện sự thành kính của các gia chủ. Lễ vật gồm có: mũ Táo Quân thường có 3 cỗ (chiếc) gồm một của nữ thần không có cánh chuồn, 2 của nam thần có cánh chuồn, kèm theo áo quan, hia (hài), tiền vàng, tiền bạc cùng bệ bằng giấy. Nhưng để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia. Theo sách "Nam Định địa dư chí" của tiến sĩ đốc học Khiếu Năng Tĩnh thế kỷ XIX, thì mũ, áo, hia của Táo Quân màu vàng. Nhưng có sách lại nói màu sắc tùy thuộc từng năm, ứng với các hành Kim (vàng), Mộc (trắng), Thủy (xanh), Hỏa (đỏ), Thổ (đen).

Ngoài những đồ “vàng mã” sẽ được hóa vàng sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ để lập bài vị mới thì lễ vật còn có hoa quả (chuối, bưởi, quất vàng, hoa cúc…), trầu cau, hương đèn, cỗ mặn (xôi, thịt, rượu), và cá chép sống ở miền Bắc, ngựa với đầy đủ dây cương, yên ở miền Trung. Theo quan niệm của người miền Bắc thì ông Công, ông Táo khi đi lên thiên đình phải cưỡi cá chép vì chỉ có cá chép mới có thể vượt vũ môn hóa rồng bay lên trời. Cá chép được mua thường là chép nhỏ màu đen tuyền hoặc vàng đỏ khỏe mạnh, sau đó được bỏ vào trong chậu xinh xinh để lên trên bàn thờ cúng cùng các lễ vật khác. Đến chiều thì phóng sinh cá ra ao hồ, sông suối…

Cùng với các lễ vật chay thì mâm cỗ mặn để cúng tiễn ông Táo đi nhanh về sớm cũng được các gia chủ chuẩn bị rất chu đáo. Dù khó khăn hay khá giả, các gia đình vẫn cố gắng sắm một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn truyền thống để tỏ lòng biết ơn với các vị Định phúc Táo Quân. Mâm cỗ cúng ông Táo truyền thống gồm có: Xôi gấc, thịt nấu đông, nem rán, giò nạc, cá chép rán, thịt lợn luộc, lòng gà nấu măng, món xào, dưa cải, rượu trắng, chè sen ở miền Bắc còn trong Nam có thêm xôi chè, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, dưa kiệu…

Đặc biệt, theo tục xưa còn truyền thì mâm cỗ cúng không thể thiếu một con gà luộc ngậm hoa hồng, nhưng gà cúng ông Táo phải là gà cồ mới gáy bởi các gia chủ muốn cầu xin Táo Quân lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho con trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngày nay, phong tục cúng ông Táo, ông Công không được tổ chức chu đáo và nhiều nghi lễ như xưa. Chỉ một chậu cá, một mâm cỗ đơn giản với gà luộc, xôi gấc, chè kho mua sẵn và một vài món mặn là xong mâm cỗ để nhớ ơn đến tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ cho gia đình mình một năm an bình, thịnh vượng.


Truyền thuyết về “cá chép vượt Vũ Môn”.

Vũ môn (禹門) nguyên gọi là Long môn, là hai mỏm núi đá đứng sững hai bên bờ trên một khúc sông Hoàng Hà (Trung Quốc), eo hẹp khúc sông lại và có hình hài như cái cửa khó qua. Khi ông Hạ Vũ trị thủy thấy vậy, đã cho đục phá nới rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn (cửa ông Vũ). Vũ Môn là nơi là nơi sóng dữ, thác ghềnh, sách Thủy Kinh ghi rằng tiết tháng ba, cá chép vượt qua được Vũ Môn sẽ được hóa rồng.

Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” thì ở nước ta cũng có Vũ Môn, là một ngọn suối hùng vĩ với ba bậc thác ghềnh tại dãy núi Giăng Màn (nay thuộc xã Hương Lâm, thuộc huyện Hương Khê, Tĩnh Hà Tĩnh). Vũ Môn là một là một thắng cảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ, hoang sơ và hiểm trở, ở độ cao 1000m, tọa độ 180,07’ vĩ tuyến Bắc và 1050,23’ kinh tuyến Đông. Ở bậc nước cao nhất của thác nước, thời tiết mát mẻ và thương có mây dăng huyền ảo. Tương truyền: mỗi năm đến tháng tư, khi những trộ mưa rào ào ào trút xuống, nước nguồn chảy xiết, những loài cá khác theo dòng nước xuôi nguồn, thì cá chép lại ngược dòng "vượt Vũ Môn để hóa rồng", trong nhân dân có câu hát:

"Tháng ba cá đi ăn thề,

tháng tư cá về, cá vượt Vũ Môn"

Vượt Vũ Môn là một cuộc thi tài của họ hàng cá chép với khát vọng được bước qua cửa rồng. Thí sinh muốn tham gia cuộc thi phải là những chú cá chép trưởng thành, có tài ba, qua nhiều cuộc tuyển chọn từ sông, suối, ao, hồ của mọi miền sông nước. Cuối cùng thì phải gian nan với một cuộc hành trình dài ngược sông Ngàn Sâu, rồi lại Ngược sông Tiêm, theo khe suối mới đến được chân thác Vũ Môn để bắt đầu cuộc thi. Và chú cá nào vượt được ba bậc thác nước của suối Vũ Môn thì sẽ được hóa rồng để bay lên trời. Hình tượng này cũng ví như các tử sĩ đi thi, nếu đỗ thì được qua cửa Long Môn, nếu rớt thì quay về lại quê nhà làm thường dân. Vào thời nhà Đường, người ta gọi những sĩ tử thi đỗ là "nhảy qua Long Môn".

Như vậy, theo truyền thuyết, muôn loài muông thú sống ở địa giới, chỉ có con cá chép là loài nhờ vào tài ba công sức của mình để vượt ải Vũ Môn bay được lên trời, do đó nó được Táo Quân tin cậy chọn làm phương tiện đi lại giữa Thượng giới và Hạ giới.



Tích Khác


TÁO THẦN

Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương

Định Phước Thần Quân

  

Táo Thần nếu gọi đầy đủ là :-Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân , tục xưng Táo Quân , hoặc xưng Táo Quân Công 」、「 Mệnh Chân Quân 」、「Cửu Thiên Đông Trù Yên Chủ 」、「Hộ Trạch Thiên Tôn hoặc Táo Vương , miền BẮC gọi Ngài là Táo Vương Gia .Người ở Đài Loan tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp. Ngọc Đế sắc phong cho Ngài là :「Ngọc Thanh Phụ Tướng Cửu Thiên Đông Trù Tư Mệnh Táo Vương Chân Quân . Lại có hiệu Đông Trù Tư Mệnh Định Phước Chân Quân hoặc Cửu Thiên Tư Mệnh Hộ Trạch Thiên Tôn . Đông trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp.

*Thờ Táo Thần là một tập quán có từ xa xưa của nước ta (TQ). Nó có nguồn gốc rất sớm, từ đời nhà Thương trong dân gian đã thờ phượng rộng khắp. Trong sách Chu Lễ đã ghi tên Ngài Tử Lê ở Dụ Tỏa là Táo Thần rồi. Đến đời Tần, Hán thì được đưa vào làm một trong đối tượng thờ phụng. Gồm:- Môn Thần(thần giữ cửa nhà), Tỉnh Thần (thần giếng), Xí Thần (thần nhà cầu), Thần Trung Lựu (giữ nhà) và Táo Thần. Năm vị thần linh nầy phụ trách việc gìn giữ sự bình an hạnh phúc cho một gia đình, thuộc về “thần gia đình”. Cho nên, tại các đình miếu không thờ Táo Thần, nên không thấy miếu đình nào có chỗ thờ Táo Thần cả.

*Đời Đông Hán, ông Khổng An Quốc trong quyển “Cháu mười ba đời Khổng Tử” có viết :- “Táo Thần có chức trách ghi chép công và tội của người trong nhà để tâu lên thiên đình, thờ phụng Ngài để có phước lành”. Như vậy, nhiệm vụ của Táo Thần rất quan trọng, ngoài việc quản lý về bếp núc tức sự ăn uống để sống của con người , còn có thêm nhiệm vụ theo dõi việc thiện ác của con người nữa !

Đa số gia đình thường treo một tấm hình Ông Táo ngay trên vách bếp, hoặc một bài vị bằng gổ viết “Đông Trù Tư Mệnh Định Phước Táo Quân Chi Thần Vị” hay “Định Phước táo Quân”. Hai bên có hai câu liễn:- Thượng thiên ngôn hảo sự--Hạ giới bảo bình an” (Lên trời tâu việc tốt—Xuống phàm hộ bình an). Hình ảnh Táo Thần tùy nơi mà vẽ khác nhau. Thường thì vẽ hình hai vợ chồng gọi là “Táo Vương Gia” (ông vua táo) và “Táo Vương Nãi Nãi” (mẹ táo). Lại có những nơi chỉ họa một vị thôi, gọi là “Độc Tọa táo Vương” (một vua Táo ngồi).

*Ở nông thôn thưở xưa, nhà nào cũng có thờ Ông Táo, bởi vì “Dân lấy ăn làm trời” mà . Trong xã hội nông nghiệp, có những nhà ba đời , bốn đời thậm chí năm đời cùng sống chung (ngũ đại đồng đường). Mỗi ngày có đến ba bửa cơm đều từ nhà bếp cung ứng, làm sao không giữ địa vị quan trọng cho được ?

Vì thế, NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ phải cho Táo Thần hạ phàm nhận nhiệm vụ “Quản lý việc bếp núc trong nhà” là đúng rồi !

Từ lúc Đạo giáo hưng thịnh, thì họ cho rằng Táo Thần ở trên Cửu Thiên giữ sổ sách xuất sanh của con người , nên tôn là “Cửu Thiên Tư Mệnh Chân Quân”.

*Sinh nhật hàng năm của Tư Mệnh Táo Quân là ngày mùng ba tháng tám, dân gian có tục cúng Ngài bằng “mì chay và trà”, đốt giấy tiền vàng bạc.

Táo Thần là vị nào ? Thân thế của Ngài có nhiều truyền thuyết rất mê li hấp dẫn. Khảo cứu trong các sách từ xưa đến nay, có ít nhất là bảy truyền thuyết về “Vua bếp” . Có thuyết thì nói Táo Thần có tên là TÔ CÁT LỢI, thuyết nói là TRƯƠNG THIỆN tự TỬ QUÁCH . Còn trong sách “Dậu Dương Tạp Trở” thì nói :-“…ông tên là NGỖI, đẹp như con gái. Hoặc là ông họ Trương tên Thiện, tự Tử Quách, vợ tên là KHANH KỴ, có khi gọi Ngài là NHƯỠNG TỬ. Trong ca dao dân gian có câu:-

“Táo Thần vương gia bổn tính Trương—Nhất uyển thanh thủy tam táo hương”

(ông Táo vốn là người họ Trương, cúng một chén nước ba cây hương)

*Có thuyết lại cho rằng , Ông Táo chính là Viêm Đế thuộc họ Thần Nông khi xưa, chết được Ngọc Đế phong làm Táo Thần. Trong sách “Hoài nam Tử” ghi “Viêm Đế giữ chức Hỏa Quan, chết làm Táo Thần”.

Có thuyết thì nói Ngài là TOẠI NHÂN, bởi vì xưa kia Toại Nhân đã dạy người kéo cây lấy lửa.

Có thuyết nói Táo Quân là con trai của Chuyên Húc đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Sách “Chu Ký” viết:- “Chuyên Húc có đứa con trai tên LY , tự Chúc Dung, được thờ làm Táo Thần”.

*Lại có thuyết nói rằng Táo Thần vốn là một thiên thần, vì không làm tròn bổn phận nên bị giáng xuống phàm trần, coi sóc việc bếp núc của mỗi nhà , lần lựa bận bịu không thể trở về trời được.

Việc một người sau khi chết được trở thành “Thần” là một tiền lệ xưa nhất của văn hóa Trung Quốc.

Chuyện chép rằng, ngày xưa có một người quá nghèo, đến nổi phải cho vợ con đi ở mướn , sau đó trở thành người ăn xin của vợ con ba bửa cơm hàng ngày. Quá hổ thẹn nên ông ta nhảy vào lửa mà chết. Bà vợ tưởng niệm chồng bằng cách đặt một bài vị thờ ông ta ngay ở chỗ khuôn bếp, sớm chiều cúng kính. Có ai hỏi thì đáp là “thờ vua bếp”. Người đời bắt chước làm theo nên thành ra tập tục như ngày nay.

-Cũng có một truyền thuyết khác, thưở xưa có gia đình vợ chồng người họ Trương, vì nhà nghèo mà lại gặp năm mất mùa, bất đắc dĩ phải cho vợ cải giá (lấy chồng khác) làm thiêp cho một người giàu có. Ông nhà giàu nầy rất tốt bụng, thường hay tổ chức các buổi “tế bần”, giao cho các tì thiếp phụ trách. Ngày đầu của buổi chẩn tế ấy, có mặt người chồng cũ đến xin, nhưng rủi thay đến thứ tự của ông ta thì đã hết cơm.Ngày hôm sau bà vợ thay đổi cách phát cơm là từ người cuối phát tới , nhưng đến người chồng thì cũng lại hết cơm. Qua ngày thứ ba, bà vợ định thay đổi cách phát là phát từ ở giữa trước, nhưng chẳng thấy người chồng đâu cả. Bà vợ đi tìm, mới hay là người chồng đã chết ngày hôm qua rồi ! Quá đau xót, bà vợ liền tự ải theo. Ngọc Đế biết chuyện, thương cảm tình sâu nghĩa nặng của đôi vợ chồng nầy, nên phong cho họ Trương làm “Táo Thần”, cho vợ chồng cùng cai quản việc lửa khói của nhân gian.

*Cũng có truyền thuyết, Táo Thần có tánh tình không bình thường, cho nên phải hết sức thờ phụng Ngài mới không bị quở phạt. Trong “Quí Dĩ Tiêm Cảo” có nói rằng, Táo Thần là Thần Lửa, vốn là một vị tiểu thư quí tộc, có đến 36 người thị nữ theo hầu, bình thường thì cô chỉ mặc những quần áo màu lợt nhạt, nhưng khi cô tức giận ai đó, thì lại mặc quần áo đỏ chói. Cô trước kia đã từng làm đầu bếp cho Ngọc Đế, phụng lệnh Ngài cho xuống trần gian để phục vụ cho con người. Vì thế, cô hay bất mãn dễ nổi giận, dân gian phải hết sức thờ phụng để tránh sự nổi cơn thịnh nộ của cô.

*Lại có truyền thuyết, Táo Quân họ Trương tên Ngỗi, tự Tử Quách, dáng người anh tuấn, dung mạo như mỹ nữ, nhưng lại có tính lười biếng, hay tìm chỗ trốn lánh ngơi nghỉ. Ăn thì phải có món ngon, lại rất hiếu sắc. Vốn là đầu bếp của thiên đình,

một hôm nấu cho Tây Vương Mẫu đãi tiệc, vì cứ mê nhìn ngắm sắc đẹp của những tiên nữ thị tỳ của Vương Mẫu nên để cháy mất món ăn , bị phạt giáng xuống trần gian làm Táo Quân, đầu bếp của trần gian toàn là đàn bà con gái, tha hồ cho Ngài nhìn !!!

*Đại đa số hình tượng Táo Quân đều rất trung hậu đoan chính, mặt mày to mập, có màu đỏ chói . Điều đó ngầm ý nói rằng Ngài thích ăn nhiều và coi về “lửa” nên mới như thế.

*Táo Thần được phong chức sau khi chết, lúc trước rất nghèo khổ, sau thành một vị thần tài hỗ trợ việc “tống tài chiêu phước” (đưa tiền góp phước).

Bếp ăn , từ ngàn xưa đã được người cổ đại sùng bái, sau trở thành biểu trưng của sự no ấm thịnh vượng của mỗi gia đình, là đà phát triển tất yếu của con người. Việc cầu Táo Quân ban cho phước lộc cũng là điều dễ hiểu thôi !

*Sở dĩ Táo Thần được nhân gian kính trọng là vì, ngoài bổn phận cung cấp thức ăn để nuôi sống con người, Ngài còn có chưc trách theo dõi sinh hoạt tốt xấu của người trong nhà nữa. Thế nên, Ngài có hai vị phụ tá, một vị là “Thiện Quán” (xem xét việc tốt), một vị là “Ác Quán” (xem xét việc xấu) của con người để ghi chép lại. cuối năm tổng kết cho Táo Quân về trình tấu với NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Ngày hai mươi bốn tháng chạp (12) thì Táo Thần sẽ lìa thế gian trở về thiên đình để tâu trình kết quả của mỗi nhà trong năm đó. Cho nên, dân gian có tục “Đưa Ông Táo” vào chiều ngày 23 tháng chạp.

*Trong sách “Kính Táo Toàn Thư” nói, “Táo Thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác của nhà đó, tâu trình công hay tội của nhà đó” (thụ nhất gia hương hỏa, bảo nhất gia khang thái, sát nhất gia thiện ác, tấu nhất gia công quá) . Theo thuyết nói rằng, nếu bị Táo Thần cử tội lên thì NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ giảm thọ cho người đó, nếu nặng thì bị giảm thọ ba trăm ngày, nhẹ thì giảm thọ một trăm ngày.

*Việc cúng tiễn Táo Thần dựa vào qui tắc : “Quan tam, dân tứ, đặng gia ngũ”.

Quan là chỉ cho những nhà quan chức quyền quí, tập quán cúng tiễn vào ngày 23.

Dân là chỉ cho bá tánh bình thường, cúng tiễn ngày 24.

“Đặng gia” là chỉ cho giới cao cấp thượng lưu, cúng tiễn ngày 25.

Nhưng thường trong dân gian lại dùng ngày 23 để cúng tiễn, là vì hy vọng “lấy hơi quan” để nhà mình được phát đạt.

-Phẩm vật để cúng tế Táo Thần thường là những thức vừa ngọt vừa dẽo như là:- dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, bánh da lợn…Dụng ý là để cho thức ăn còn dính vào miệng của ông Táo, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành “ngọt ngào” của người nhà thôi ! Thế nên có câu:-

“Ngật điềm điềm—Thuyết hảo thoại” (ăn ngọt ngọt, nói việc tốt)

câu:- “Hảo thoại truyền thượng thiên—Hoại thoại đâu nhất biên” (Nói tốt trình lên trời, việc xấu tránh qua bên). Ngoài ra, cũng để “trám miệng” ông Táo, người ta cũng thường cho ông uống một loại rượu đặc sản, dùng riêng cúng ông Táo, gọi là “Túy Tư Mệnh” ( ông Táo say). Mục đích là cho ông Táo say mèm, quên đầu quên đuôi, chẳng nhớ gì mà tâu trình !!! Do đó, cúng tế Táo Thần có ý nghĩa là “cầu phước tránh họa” vậy.

*Khi cúng tiễn Táo Quân, dọn bày phẩm vật ra, đốt hương để cúng, châm rượu lần thứ nhất, khấn vái cầu xin điều gì, tiếp theo châm rượu lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Xong, gở tấm tượng Táo Quân cũ xuống, kèm với hình con ngựa và giấy tiền vàng bạc đốt chung, hoàn thành lễ đưa tiễn Táo Quân về trời. Cần nhớ là vì đốt con ngựa cho Táo Quân cỡi, thì phải nhớ kèm theo cỏ khô và đậu nành để làm thức ăn cho ngựa. Như vậy thì Táo Thần và ngựa đều có đầy đủ lương thực và thực phẩm cho cả hai, đủ sức đi về trời. Ngoài ra, cần nhớ khi đốt hình tượng ở ngoài trời xong rồi, phải nhặt lấy ít tro của đặt vào bình, mang đến trước bàn thờ ông Táo van vái:- “ Thượng thiên ngôn hảo sự--Hồi cung giáng bình an” (lên trời tâu việc tốt—trở về hộ bình an), đại khái là những lời vái như thế , ý cầu xin Ngài đừng tâu việc xấu và khi trở về phù hộ độ trì cho toàn gia đình được bình an may mắn, tránh khỏi những việc không hay cho gia đình mình.

*Sau lễ tiễn đưa ông Táo rồi, đến ngày mùng bốn tháng giêng phải nhớ làm lễ rước Ngài về. (có nơi cúng vào đêm giao thừa) gọi là lễ “Tiếp Táo” hay “Tiếp Thần” (đón thần Táo). Lễ nầy rất đơn giản, treo hình tượng mới của Táo Quân và hình con ngựa mới, tượng trưng là Ngài đã trở về đến nhà, trấn thủ trong gia đình để tiếp tục phù hộ và giám sát việc thiện ác.

*Việc đưa tiễn Ông Táo thì không nên làm trước ngày 14 tháng chạp, chọn được ngày tốt theo lịch Thông Thắng (ngày nào có ghi nên:- tế lễ, cầu phước là được. Hoặc là chọn ngày có Thiên đức, Nguyệt đức, Tam hợp, Thiên hỉ …)

*PHẨM VẬT CÚNG TẾ:- Gồm có:-

- 3 cây nhang trầm hương hoặc hổ phách (loại nhang nầy có mùi thơm đậm,cúng thần rất tốt, truyền thuyết nói rằng mùi thơm của nó có thể bay thấu lên trời)

- 3 chung rượu hâm nóng (vì trời lạnh)

- 2 cây đèn cầy đỏ

- 3 chung hồng trà

- 3 đôi đũa

- 3 cái chén

- 1 dĩa rau

- 8 miếng mức hoặc một bình mạch nha.

- 8 dĩa trái cây hay đường miếng (phương đường)

- 1 khổ thịt luộc (nếu là Phật tử thì miễn cúng thịt, giới sát)

- 8 miếng xôi vị (thang hoàn 湯丸=?) (tương truyền khi ông Táo ăn xôi vị thì tiếng nói không còn trong trẻo, nên Ngài ngại không dám nói nhiều để tâu trình Ngọc Hoàng)

- áo mão Táo Quân, giấy tiền vàng bạc , giấy vàng khối …

*Nghi thức cúng:-

- bày phẩm vật trước bàn thờ Táo Quân.

- đốt đèn, xá ba xá, cặm đèn lên bàn.

- đốt nhang, xá ba xá cắm lên lư hương

-quì xuống chấp tay lên ngực, miệng khấn vái ba ý:- cảm tạ ơn Ngài phù hộ suốt năm ----Kính tiễn Ngài về trời (đừng tâu việc xấu)---Khi trở về xin phù hộ sức khỏe dồi dào, công việc làm ăn thuận lợi v.v…  

- ở chỗ lư hương có đặt miếng đường hoặc miếng nhỏ xôi vị

- đốt áo mão và giấy tiền vàng bạc như trên…

*Việc thắp hương cho ông Táo thường thì vào hai lần sáng chiều, có nơi chỉ thắp vào buổi chiều tối.

-Chỗ thờ Ông Táo tốt nhất là đặt vào vách tường phía Nam của nhà bếp. Có chỗ nói là “đông trù” nên đặt ở vách tường phía Đông.

-Táo Quân là vị thần gần gũi và rất quan trọng trong gia đình, cần phải thờ phụng nghiêm chỉnh, cúng bái thành tâm, chứ không nên xuề xòa bắt chước theo người cho có lệ. Nhất là đứng quá dễ dãi mua đại tấm bài vị thờ Táo Quân rồi đặt chỗ nào tùy thích thì không được.

-Bàn thờ Táo Quân phải ở chỗ khang trang, sạch sẻ, cao hơn đầu mình. Cung kính lễ bái theo ý “kỉnh thần như thần tại” thì Ngài Định Phước Táo Quân mới phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình được bình an mạnh khỏe, tăng long phước thọ.